Top Ad unit 728 × 90

Gallery

Video - Kỹ thuật trồng, chế biến và tiêu thụ cây Sa kê

Cây sa kê được quan tâm bởi đây là cây có nhiều lợi ích về trang trí sân vườn và đồng thời thu hoạch được trái dùng trong chế biến nhiều loại thức ăn ngon trong gia đình.

Ngoài ra cây sa kê được trồng rộng rãi hầu như khắp cả nước bởi đặc tính sinh trưởng của cây dễ trồng và thích nghi hầu hết trên các loại đất như nhiễm phèn, nhiễm mặn…

1.Phân loại cây sa kê và cách nhân giống


Cây sa kê gồm hai loại và được phân biệt bởi trái có hạt và trái không có hạt. Riêng cây sa kê cho trái không hạt được trồng để thu hoạch trái cung cấp trên thị trường. Nếu trồng cây sa kê làm cảnh sân vườn thì không cần phân biệt cấu tạo của trái sa kê.

Nếu cây sa kê cho trái có hạt thì sẽ gieo hạt cho ra cây giống sa kê từ hạt.Còn cây sa kê cho trái không hạt mà chỉ toàn là tinh bột ( phần thịt quả) thì nhân giống chủ yếu từ chiết cành.

2. Hướng dẫn cách trồng cây sa kê


Do cây sa kê có nguồn gốc chủ yếu là chiết cành nên lưu ý khi bắt đầu trồng cây phải vun mô nâng cao độ cho đất cao khoảng 20 cm, nhằm giúp thoát nước cho bộ rễ cây.Vì cây giống chiết cành nên bộ rễ ban đầu còn kém phát triển, cần chống úng cho cây.

Dùng phân hữu cơ hoại mục như phân bò hoai hay phân trùn quế để bón lót cho cây sa kê trước khi trồng. Sau đó dùng cây nén chặt xung quanh gốc để giúp cây vững chãi, có thể dùng 3-4 cây cừ tràm hay tầm vông cột chặt vào thân và cành cây sa kê, phân đầu cừ còn lại cắm xiên xuống đất để tránh gió thổi làm cây ngả đỗ sẽ hư bộ rễ non, cây dễ bị chết.

Trồng cây sa kê nơi có khí hậu lạnh thì cho trái ít hơn vùng khí hậu nóng ẩm.

Thay vì chuyên canh sầu riêng, chôm chôm như nhiều nông dân trong vùng, ông Tư Hiền (54 tuổi, ngụ thị trấn Chợ Lách, H.Chợ Lách, Bến Tre) lại chọn sa kê và đã thành công nhờ loại cây “lạ” này.

Hơn 10 năm trước, nhân một lần ghé thăm miền Đông, ông Tư Hiền khám phá ra sa kê, một loài cây không kén đất; không kỵ nước mặn, nước phèn; ở nơi nào cũng trồng được và có tuổi thọ cả trăm năm. Ăn thử mấy món làm từ trái sa kê, ông thấy rất ngon và có giá trị dinh dưỡng. Từ đó, ông nảy sinh ý định mang cây sa kê về quê hương Bến Tre trồng thử.

Năm 2003, ông Tư Hiền bắt đầu mua đất trồng sa kê. Thấy ông quyết định trồng loại cây “lạ” trên vùng đất chuyên canh cây ăn trái, bà con lối xóm “quở” ông… khùng. Mặc kệ lời ra tiếng vào, ông lựa mua 20 nhánh chiết của các cây sa kê khỏe mạnh, sai trái về trồng. Do chưa có kinh nghiệm nên ban đầu, số nhánh sa kê chết lên đến phân nửa. Sau thời gian tự mày mò tìm hiểu, lượng cây sa kê bị chết do trồng bằng nhánh chiết giảm còn 20%.

Sau 10 năm trồng sa kê, ông Tư Hiền đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Ông cho biết sa kê là loại cây có rễ ăn sâu xuống đất, dù bị gió bão làm ngã, cây vẫn lên tược. Bình thường rễ bò tới đâu cây con nhú lên tới đó. Từ khi cây lú “đỉa” (giống như dái mít), rụng đỉa đến thu hoạch trái khoảng 90 - 100 ngày. Sa kê chính vụ thu hoạch vào tháng 7 âm lịch. Cây trưởng thành thu hoạch một đợt chừng 20 kg trái. 3 năm tiếp theo thu hoạch được 50 kg. Nếu chăm sóc đúng quy trình, sa kê sẽ cho trái quanh năm. Một cây có thể cho tới 3 - 4 tấn trái/năm. Trái sa kê lớn có khi nặng đến 2 kg.

Video - Kỹ thuật trồng, chế biến và tiêu thụ cây Sa kê Reviewed by Lớp D 88-91 Đan Phượng on 03:10 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

All Rights Reserved by Nha Vuon © 2014 - 2015
Designed by JOJOThemes

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.